Trung Tâm Chủng Vi Sinh với nhiệm vụ cung cấp chủng giống vi sinh vật chuẩn được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản, Châu Âu và Mỹ. Qua đó, các chủng giống chuẩn đều đảm bảo các yêu cầu khắt khe về chất lượng và độ tinh sạch cho các mục đích Kiểm nghiệm, Đối chứng, Đào tạo, Sản xuất Sinh phẩm, Chế Phẩm Sinh Học, Nguyên liệu Probiotics, Men Vi Sinh, Phân bón vi sinh…
Với chuyên ngành Công nghệ sinh học Vi sinh vật và Dược phẩm, Trung tâm Chủng Vi Sinh đã và đang hỗ trợ cộng đồng các nhà nghiên cứu Công nghệ sinh học tại Việt Nam tiếp cận với hơn 100,000 chủng giống vi sinh vật từ các bảo tàng giống chuẩn lớn trên thế giới như NBRC (Nhật Bản), JCM (Nhật Bản), ATCC (Mỹ), DSMZ (Đức), NCTC (Anh), Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan…
Công nghệ vi sinh đã đóng góp cho nền nông nghiệp thế giới những thành tựu to lớn, trở thành một trong những ngành mũi nhọn tham gia giải quyết các mục tiêu bảo vệ tài nguyên đất đai và nâng cao độ phì nhiêu, tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.
Ngành nông nghiệp Việt Nam mỗi năm tiêu thụ trên 9 triệu tấn phân hóa học để bảo đảm sản lượng nhưng hiệu quả sử dụng phân bón thấp, nhiều vùng đất đang có xu hướng suy thoái độ phì, sâu bệnh phát triển mạnh, chất lượng nông sản chưa cao. Vì vậy việc nghiên cứu ứng dụng các nguồn gen vi sinh vật tốt để sản xuất các chế phẩm vi sinh, phân vi sinh vật, phân hữu cơ vi sinh và hữu cơ sinh học đang là xu hướng tích cực trong chiến lược phát triển một nền nông nghiệp theo hướng hữu cơ hiệu quả và bền vững.
Để chế biến phân vi sinh vật, các loài vi sinh vật được nuôi cấy và nhân lên trong phòng thí nghiệm. Khi đạt đến nồng độ các tế bào vi sinh vật khá cao người ta trộn với các chất phụ gia rồi làm khô đóng vào bao.
Các chủng chuẩn được đặc trưng bởi 3 yếu tố:
1. Hoàn toàn tinh sạch, không bị tạp nhiễm
2. Có đầy đủ đặc điểm sinh học của chủng như lần đầu được phân lập
3. Có sức sống ổn định qua nhiều thế hệ cấy chuyền
Chủng giống gốc được nhập khẩu nguyên đai nguyên kiện từ Nhật Bản dưới dạng sinh khối tế bào đông khô –> trước khi sử dụng, chủng cần được hoạt hóa lại –> sau đó có thể được nuôi cấy ở quy mô tùy ý và tiếp tục bảo quản để sử dụng lâu dài.